Trang chủ / Tin tức và sự kiện / Đường thủy nỗ lực đua cùng đường bộ

Đường thủy nỗ lực đua cùng đường bộ

Một khi đường thủy trên địa bàn TPHCM phát triển, áp lực giao thông đường bộ hiện đang quá tải sẽ được san sẻ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, đến nay giao thông đường thủy vẫn chưa phát triển tương xứng với tình hình giao thông đường bộ.

Tàu vận chuyển hàng hóa ra khỏi TPHCM trên sông Sài Gòn. Ảnh: CAO THĂNG

Yếu tố tự nhiên thuận lợi

Hệ thống đường thủy trên địa bàn TPHCM có tổng chiều dài 975km, đạt mật độ bình quân 0,181km/1.000 dân và đạt 0,465km/km². Tính ra, TPHCM có mật độ đường thủy bằng 73% so với ĐBSCL, lưu trữ tế bào gốc khu vực có mật độ đường thủy lớn nhất nước. Địa bàn TP đang có 92 tuyến đường thủy nội địa địa phương, dài hơn 598,7km và 5 tuyến đường thủy nội địa quốc gia, dài hơn 100km.

Về luồng tuyến, hiện có các tuyến liên tỉnh, các tuyến nối tắt hoặc liên kết nội thành với khu cảng biển mới và các tuyến vận tải hành khách kết hợp du lịch. Đối với các tuyến liên tỉnh, lưu trữ máu cuống rốn từ TPHCM có nhiều luồng tuyến tỏa đi các tỉnh miền Tây Nam bộ và miền Đông Nam bộ.

Chẳng hạn, từ TPHCM đi Cà Mau, Hà Tiên sẽ theo kênh Tẻ – kênh Đôi – rạch Ông Lớn – kênh Cây Khô – rạch Bà Lào – sông Cần Giuộc – kênh Nước Mặn – sông Vàm Cỏ – kênh Chợ Gạo (Cà Mau) – kênh Lấp Vò (Sa Đéc) – sông Hậu Giang – rạch Sỏi – kênh Rạch Giá (Hà Tiên) – kênh Ba Hòn (Kiên Lương), máu cuống rốn cự ly dài khoảng 320km theo tiêu chuẩn sông cấp 3.

Ở hướng Đông, từ TPHCM có thể tỏa đi Biên Hòa hoặc Bình Dương theo các sông Sài Gòn, Đồng Nai…

Các tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn TP cùng với các tuyến đường thủy nội địa quốc gia, tuyến hàng hải và hàng trăm cảng biển, cảng sông lớn nhỏ đã và đang tạo thành một mạng lưới GTVT đường thủy kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nối kết giao thương vận tải, kinh tế quốc tế.

Theo nhận xét của ông Nguyễn Vũ Hạnh Phúc, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông TPHCM, tiềm năng khai thác GTVT đường thủy nội địa trên mạng lưới sông, kênh rạch của TP rất lớn.

Hoạt động GTVT đường thủy nội địa được khai thác tốt sẽ góp phần hạ giá thành vận chuyển, tạo sức cạnh tranh cho hàng hóa nội địa, tế bào gốc máu cuống rốn nhờ chi phí thấp hơn trên đường bộ hoặc đường hàng không (theo giới chuyên môn, chi phí vận tải bằng đường bộ thường cao hơn 10%-60% chi phí đường thủy).

GTVT theo đường thủy nội địa còn có nhiều lợi thế khác, như vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn, hàng hóa siêu trường, siêu trọng; ít gây ô nhiễm môi trường.

Chưa kể, một khi đường thủy phát triển, lưu trữ tế bào gốc áp lực giao thông trên đường bộ hiện đang quá tải sẽ được san sẻ. Ước tính, một chuyến sà lan vận chuyển sẽ giúp giảm 100-200 chuyến xe container trên đường bộ.

Hệ thống đường thủy nội địa của TPHCM kết nối thuận lợi theo 4 hướng Đông Tây Nam Bắc, tỏa đến các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhất là ĐBSCL cũng như kết nối giao thương quốc tế thông qua hệ thống cảng biển.

Tuyến sông Sài Gòn nằm tại trung tâm TP, thuận lợi trong việc vận chuyển hành khách. Khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội có khả năng tiếp nhận các tàu khách quốc tế lớn, tạo thuận lợi cho vận tải hành khách quốc tế và nội địa. Nhiều điểm tham quan du lịch gắn với đường thủy, như Bến Nhà Rồng, chợ Bến Thành, Hội trường Thống Nhất…


Những khó khăn nội tại

Mặc dù điều kiện sông nước tự nhiên có nhiều thuận lợi, nhưng đến nay, GTVT đường thủy vẫn chưa phát triển tương xứng. Một trong những khó khăn dễ thấy là tình trạng vướng các công trình vượt sông – vốn ra đời từ lâu, với tĩnh không, khẩu độ không đảm bảo yêu cầu. Theo thống kê từ Sở GTVT TPHCM, trong 92 tuyến đường thủy nội địa địa phương và 5 tuyến đường thủy nội địa quốc gia có tổng cộng 218 cầu; trong đó, 102 cầu trên 66 tuyến không đảm bảo tĩnh không, khẩu độ theo quy hoạch phát triển cần có.

Khó khăn khác là việc đầu tư các công trình, như xây dựng hệ thống kè chống sạt lở, chỉnh trang, nạo vét chưa được thực hiện đúng mức; chi phí duy tu bảo dưỡng còn hạn chế. Tỷ trọng đầu tư cho đường thủy nội địa so với đầu tư cho toàn ngành GTVT chưa cao. Con số thống kê đã cho thấy rõ tình trạng này. Sản lượng vận tải hàng hóa bằng đường thủy trong năm 2019 chiếm gần 40% vận tải đường bộ, nhưng tỷ trọng đầu tư cho đường thủy (trong 5 năm gần đây) chỉ bằng 5,4% đầu tư mạng lưới giao thông đường bộ. Trong 5 năm qua, tổng vốn đã và đang đầu tư cho các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy khoảng 1.488 tỷ đồng, trong khi đầu tư mạng lưới giao thông đường bộ là 27.272 tỷ đồng…

Theo ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM, hiện chưa phải là thời điểm triển khai thực hiện giao thông đường thủy trên địa bàn TPHCM bằng phương tiện cá nhân. Lý do là vẫn còn thiếu cơ chế pháp lý, phương thức quản lý loại hình này cũng như cơ sở vật chất như bến bãi lưu đậu cho phương tiện giao thông thủy cá nhân… Một trong những khó khăn về cơ sở hạ tầng hiện nay là quỹ đất dùng để đầu tư cho dịch vụ hậu cần kỹ thuật còn chưa nhiều; hành lang ven bờ sông tại nhiều nơi còn riêng lẻ, phân đoạn, chưa được kết nối thông suốt.

Thời gian qua, Sở GTVT TPHCM đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đường thủy.

Những triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin gồm: công bố triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 cho 22 loại thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đường thủy nội địa; trong đó có 15 loại thủ tục tại Sở GTVT và 7 loại thủ tục tại Cảng vụ Đường thủy nội địa.

Từ năm 2017, Cảng vụ Đường thủy nội địa đã thí điểm làm thủ tục cho phương tiện vào/rời cảng, bến thủy nội địa bằng tin nhắn SMS. Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về hạ tầng đường thủy, công cụ thu thập, tích hợp, lưu trữ, cung cấp dữ liệu theo thời gian và xây dựng phần mềm phục vụ công tác quản lý, điều hành đường thủy; cung cấp thông tin cho người dân thông qua các ứng dụng di động. Đầu tư hệ thống camera giám sát tại các vị trí trọng yếu, như các ngã ba sông, các luồng đường thủy có lưu lượng giao thông cao, các cảng, bến thủy nội địa… kết nối về trung tâm quản lý. Kết nối camera tại các bến phà, bến thủy nội địa, bến khách ngang sông có lưu lượng vận tải lớn, kết nối thông tin về cơ quan quản lý.

SGGP